Inspirational journeys

Follow the stories of academics and their research expeditions

Cách để đạt trạng thái Flow một cách dễ dàng

Habit Guru

Sun, 19 Jan 2025

Cách để đạt trạng thái Flow một cách dễ dàng

Trạng thái Flow, hay còn gọi là "dòng chảy," là một trạng thái tinh thần mà trong đó một người hoàn toàn đắm chìm trong một hoạt động và cảm thấy rất tập trung, thoải mái, và hài lòng. Khái niệm này được giới thiệu bởi nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi vào những năm 1970. Trạng thái này thường xuất hiện khi một người thực hiện một hoạt động mà họ rất yêu thích và có đủ kỹ năng để thực hiện.

Định nghĩa

Csikszentmihalyi đã nghiên cứu về sự hạnh phúc và nhận thấy rằng những khoảnh khắc hạnh phúc nhất của con người thường đến từ các hoạt động mà họ hoàn toàn đắm chìm và tập trung, chứ không phải từ những hoạt động giải trí hay thư giãn đơn thuần. Khái niệm này được ông trình bày chi tiết trong cuốn sách nổi tiếng "Flow: The Psychology of Optimal Experience" (Dòng chảy: Tâm lý học của trải nghiệm tối ưu) xuất bản năm 1990.

Trong cuốn sách này, Csikszentmihalyi mô tả trạng thái Flow là khi một người hoàn toàn tập trung và hứng thú vào một hoạt động nào đó, và điều này mang lại cảm giác thỏa mãn và hạnh phúc. Đây là kết quả của nhiều năm nghiên cứu và phỏng vấn hàng nghìn người về những khoảnh khắc họ cảm thấy hạnh phúc nhất.

Flow

Yếu tố cấu thành trạng thái Flow

1. Mục tiêu rõ ràng

Có một mục tiêu cụ thể giúp bạn biết chính xác những gì cần làm và làm thế nào để đạt được điều đó. Khi mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng tập trung và tránh bị phân tâm.

2. Sự cân bằng giữa kỹ năng và thử thách

Flow thường xuất hiện khi nhiệm vụ không quá dễ cũng không quá khó, tức là nó nằm trong tầm với của kỹ năng của bạn. Nếu nhiệm vụ quá dễ, bạn sẽ cảm thấy nhàm chán; nếu quá khó, bạn sẽ cảm thấy lo lắng và căng thẳng.

3. Cảm giác kiểm soát và làm chủ

Khi ở trong trạng thái Flow, bạn cảm thấy mình có khả năng kiểm soát hoàn toàn tình huống và nhiệm vụ mà bạn đang thực hiện. Điều này giúp bạn làm việc một cách tự tin và hiệu quả.

4. Tập trung vào một việc duy nhất

Bạn chỉ nên tập trung hoàn toàn vào một việc duy nhất, tránh multitasking vì điều này sẽ khiến bạn bị phân tâm và giảm hiệu quả.

5. Dễ dàng và không tốn quá nhiều sức lực

Khi những yếu tố khác được thỏa mãn, bạn sẽ cảm thấy công việc dễ dàng và không tốn quá nhiều sức lực, giúp bạn duy trì năng lượng và sự tập trung.

6. Sự nhận thức về thời gian

Trong trạng thái Flow, bạn thường mất cảm giác về thời gian. Giờ phút trôi qua mà bạn không nhận ra, điều này cho thấy bạn hoàn toàn đắm chìm trong công việc.

Chuyện gì xảy ra trong não bộ khi ở trạng thái Flow?

Brain in Flow State

Đạt được trạng thái Flow có thể sản sinh ra nhiều hormone và neurotransmitter trong não như:

  • Norepinephrine: Tăng cường sự tập trung và sự tỉnh táo, đồng thời có thể làm tăng cảm giác hưng phấn và sự phấn khích.
  • Dopamine: Liên quan đến sự hưng phấn, học hỏi, và sự thưởng thức, góp phần tạo cảm giác hạnh phúc và thỏa mãn khi đạt được mục tiêu.
  • Serotonin: Điều hòa tâm trạng, giấc ngủ và ảnh hưởng đến cảm giác hạnh phúc.

Lợi ích của Flow

  • Tăng cường hiệu suất làm việc: Khi ở trong trạng thái Flow, bạn tập trung hoàn toàn vào nhiệm vụ hiện tại, từ đó hoàn thành công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.
  • Cải thiện sự sáng tạo: Flow giúp bạn kết nối các ý tưởng mới mẻ và sáng tạo mà bình thường bạn có thể không nghĩ ra được.
  • Tăng cường sự hài lòng và niềm vui: Khi bạn làm việc trong trạng thái Flow, bạn có thể cảm thấy hứng thú và thỏa mãn, ngay cả khi công việc đó có thể khó khăn.
  • Giảm stress: Flow giúp bạn quên đi những lo lắng và căng thẳng trong cuộc sống, tập trung hoàn toàn vào hiện tại.

Một số cách kích hoạt trạng thái Flow

1. Đam mê

Tìm và theo đuổi những gì bạn đam mê. Khi bạn làm việc với niềm đam mê, bạn sẽ dễ dàng đắm chìm trong công việc và đạt được trạng thái Flow. Động lực tự phát sẽ khiến bạn tập trung hơn và làm việc năng suất hơn.

2. Đặt mục tiêu rõ ràng

Với mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng duy trì sự tập trung và theo đúng hướng. Áp dụng nguyên tắc SMART (Specific, Measurable, Achievable, Relevant, Time-bound) để đặt ra các mục tiêu cụ thể. Bằng cách thiết lập những mục tiêu rõ ràng như vậy, bạn sẽ cảm thấy được động viên và hài lòng hơn khi đạt được chúng.

3. Thử thách bản thân

Đảm bảo rằng công việc của bạn đủ thử thách nhưng không quá khó. Công việc dễ quá sẽ khiến bạn chán nản, trong khi công việc quá phức tạp sẽ khiến bạn căng thẳng. Làm việc vượt qua mức kỹ năng của bạn một chút là tốt nhất, bạn có thể đạt được hiệu suất cao nhất trong khi vẫn có khó khăn để nỗ lực.

4. Hình thành thói quen

Xây dựng thói quen có thể giúp bạn đi vào Flow dễ dàng hơn. Thiết lập một số việc khiến bạn kích hoạt trạng thái Flow, từ đó cứ lặp lại những việc làm đó, não bạn sẽ hiểu đây là thời điểm cần làm việc sâu. Ví dụ như giãn cơ, tắt điện thoại, set up bàn làm việc, đốt nến thơm.

|| Đọc thêm: 5 Thói Quen Nên Loại Bỏ Để Làm Việc Và Học Tập Hiệu Quả

5. Loại bỏ phiền nhiễu

Để đạt được Flow đôi khi có thể khá thử thách nếu như bạn cứ liên tục bị gián đoạn bởi những tác nhân bên ngoài. Bắt đầu buổi làm việc của bạn bằng cách chọn một nơi yên tĩnh, nơi mà bạn không bị gián đoạn. Điều quan trọng nhất vẫn là tắt điện thoại, tắt thông báo những ứng dụng không cần thiết và dễ gây phiền nhiễu cho bạn.

6. Nghỉ ngơi đều đặn

Mặc dù trạng thái Flow liên quan đến sự tập trung không bị gián đoạn, tâm trí bạn cũng chỉ có thể tập trung được trong một khoảng thời gian nhất định. Những khoảng nghỉ rất cần thiết nếu bạn muốn tối ưu công việc. Nếu bạn mất tập trung hoặc đang làm việc trong trạng thái không phải là tốt nhất, hãy dừng lại, có thể đi bộ một chút hoặc ra ngoài ban công hít thở. Chỉ là đừng sử dụng điện thoại - nhắn tin, lướt mạng xã hội khi bạn đang nghỉ ngơi. Điều này có thể sẽ làm cho não bộ của bạn không thể tái nạp năng lượng một cách hiệu quả như khi bạn không sử dụng điện thoại.

Kết luận

Trạng thái Flow là một trạng thái tinh thần tối ưu mà trong đó bạn cảm thấy tập trung, hứng thú và hài lòng với công việc của mình. Để đạt được trạng thái này, bạn cần có sự cân bằng giữa thử thách và kỹ năng, mục tiêu rõ ràng, phản hồi ngay lập tức, và sự tập trung cao độ. Bằng cách hiểu và áp dụng những yếu tố này, bạn có thể tạo điều kiện để trải nghiệm trạng thái Flow thường xuyên hơn trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

0 Comments

Leave a comment