Inspirational journeys

Follow the stories of academics and their research expeditions

Làm sao để vượt qua 21 ngày đầu tiên của kỳ thực tập?

Habit Academy

Sat, 18 Jan 2025

Làm sao để vượt qua 21 ngày đầu tiên của kỳ thực tập?

Bắt đầu kỳ thực tập là một cột mốc quan trọng trong hành trình học tập và sự nghiệp của bất kỳ sinh viên nào. Tuy nhiên, 21 ngày đầu tiên của kỳ thực tập có thể sẽ rất khó khăn và áp lực, đặc biệt khi bạn chưa quen với môi trường mới và khối lượng công việc tăng cao. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá cách để vượt qua giai đoạn đầy thử thách này, từ việc ghi chép nhật ký hàng ngày, phân tích và điều chỉnh, cho đến đánh giá tiến độ theo tuần nhé.

1. Tại sao lại là 21 ngày?

Theo nghiên cứu, 21 ngày là khoảng thời gian cần thiết để một thói quen mới được hình thành và trở thành một phần tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Ba tuần là một giai đoạn vừa đủ để bạn có thể nỗ lực thay đổi mà không cảm thấy quá sức, nhưng cũng đủ dài để thiết lập một nền tảng vững chắc cho những thói quen mới. Điều này giúp bạn dần vào guồng mà không gặp quá nhiều khó khăn ban đầu.

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn, hãy tham khảo bài viết này: Cách hình thành thói quen mới trong 21 ngày.

21 ngày để hình thành thói quen

2. Chi tiết cách thức vượt qua

2.1. Thiết lập thói quen ngay từ ngày đầu tiên

21 ngày đầu kỳ thực tập là thời gian bạn cần làm quen với công việc và thiết lập thói quen làm việc chuyên nghiệp. Ghi chép nhật ký hàng ngày sẽ giúp bạn theo dõi sự tiến bộ, nhận ra điểm mạnh và yếu của mình. Hãy ghi lại mục tiêu mỗi ngày, như hoàn thành báo cáo hoặc học công cụ mới và tự thưởng cho bản thân khi đạt được mục tiêu. Điều này giúp bạn tự tin hơn và xây dựng thói quen làm việc có kỷ luật.

Ngoài việc theo dõi mục tiêu, việc ghi chép còn tạo điều kiện cho bạn cải thiện kỹ năng quản lý thời gian và làm quen với quy trình công việc. Khi bạn ghi lại những gì đã làm được và những thử thách đã vượt qua, bạn sẽ thấy rõ sự phát triển của mình và biết cách điều chỉnh để đạt hiệu quả tốt hơn trong những ngày tiếp theo.

Ví dụ

Ví dụ về cách ghi chép đơn giản

2.2. Phân tích và khắc ghi kiến thức vào não bộ

Sau mỗi ngày làm việc, hãy dành thời gian để suy ngẫm và phân tích những gì bạn đã học được. Bước ghi nhật ký như hình trên sẽ giúp bạn không chỉ nhận ra những tiến bộ mà còn làm sáng tỏ những khó khăn cần được khắc phục. Tuy nhiên, để biến kiến thức thành của mình, bạn không thể chỉ ghi lại, nhìn và suy ngẫm về chúng được. Bạn cần ứng dụng chúng thường xuyên, nếu không bạn sẽ quên. Trong trường hợp không có cơ hội ứng dụng, hãy dạy lại kiến thức đó cho một ai khác.

Ví dụ, nếu bạn gặp khó khăn trong việc sử dụng công cụ như Google Analytics, hãy ghi chi tiết các bước bạn đã thực hiện, những lỗi phát sinh và cách bạn đã xử lý chúng. Sau đó hãy thử tạo một acc mới và lặp lại quá trình xử lý lỗi, hoặc quay sang nói cho đồng nghiệp biết về cách xử lý lỗi bạn vừa phát hiện. Điều này không chỉ giúp bạn cải thiện kỹ năng mà còn tăng khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Việc phân tích, nhắc lại những gì đã học được hàng ngày như vậy là một thói quen quan trọng giúp bạn phát triển liên tục và chuẩn bị tốt hơn cho những thử thách tiếp theo.

21 ngày để hình thành thói quen

2.3. Đánh giá và điều chỉnh theo từng tuần

Cuối cùng, hãy dành thời gian để xem xét lại những gì bạn đã hoàn thành sau khi kết thúc tuần. Việc này giúp bạn đánh giá mức độ tiến bộ, xác định những cột mốc đã đạt được và những mục tiêu còn dang dở. So sánh giữa mục tiêu ban đầu và kết quả thực tế không chỉ giúp bạn nhận ra sự tiến bộ mà còn cho phép bạn điều chỉnh kế hoạch cho tuần tiếp theo để duy trì đà phát triển.

Để hỗ trợ quá trình này, bạn có thể sử dụng các công cụ theo dõi như bảng kế hoạch tuần hoặc ứng dụng quản lý công việc. Nhưng đơn giản hơn, bạn chỉ cần một cuốn sổ, một cây bút, hoặc một bảng Excel, chỉ cần chúng giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tiến độ thực tập và đảm bảo rằng bạn luôn đi đúng hướng. Nhờ đó, bạn có thể duy trì động lực, liên tục cải thiện và hướng tới việc hoàn thành kỳ thực tập với kết quả tốt nhất.

3. Tổng kết

21 ngày đầu trong kỳ thực tập có thể đầy thử thách, nhưng với cách tiếp cận đúng đắn, bạn hoàn toàn có thể vượt qua và đạt được thành công. Hãy luôn nhớ rằng mỗi ngày là một cơ hội để học hỏi phát triển và rằng việc thiết lập các thói quen làm việc hiệu quả từ sớm sẽ giúp bạn rất nhiều trong tương lai. Đừng quên ghi lại những trải nghiệm của mình, phân tích và điều chỉnh để không ngừng cải thiện. Chúc bạn may mắn và thành công trong kỳ thực tập!

|| Đọc thêm: 5 thói quen nên loại bỏ để học tập và làm việc hiệu quả

0 Comments

Leave a comment